Lần thứ hai Phi_Stalin_hóa

Tại Đại hội đảng XXII trong tháng 10 năm 1961, mục đích chính là để ban hành một chương trình đảng mới. Đồng thời, Khrushchyov (trước sự ngạc nhiên nhiều đại biểu) lại đặt ra vấn đề phi Stalin hóa vào chương trình thảo luận; cách ứng xử và những mưu đồ của "nhóm thù địch đảng" Vyacheslav Mikhailovich Molotov (mà đã bị tước quyền lực 1957) bị bêu riếu trước công chúng.

Podgorny, J.W. Spiridonow (Bí thư thành ủy Leningrad) và Masurow (Bí thư đảng cộng sản nước Belarus) đã đọc những bài diễn văn chính.

Trong nhiều bài diễn văn, "nhóm thù địch đảng" bị buộc tội đã tham dự vào những tội ác của Stalin và bị đòi loại ra khỏi đảng cũng như bị truy tố ra tòa án. Theo quyết định của đại hội đảng, tên của Stalin bị xóa bỏ trong đời sống công cộng Liên Xô: nhiều thành phố và con đường được đặt tên theo Stalin bị đổi tên; xác của ông bị mang ra khỏi lăng Lenin.[15]

Qua cuộc phi Stalin hóa lần nữa, Khrushchyov cố gắng củng cố vị trí quyền lực của mình, mà đã bị yếu đi, đối với những đối thủ trong Đảng.[16]

Trước đó sau đại hội đảng XXI, tại Bulgaria, Hungary, Romania và Đông Đức hàng ngàn đường, công trường và các hãng xưởng mang tên Stalin đã bị đổi tên, các đài tưởng niệm Stalin bị hạ xuống, những hình Stalin bị sơn chồng lên, và các tác phẩm Stalin bị lấy ra khỏi các thư viện.[15] Thành phố Stalingrad (cho tới 1925 Zarizyn) được đổi thành Volgograd. Trận Stalingrad ở Liên Xô được gọi là Trận Volgograd.

Đông Đức, thí dụ tại Đông Berlin tượng Stalin bị hạ bệ; đại lộ Stalin bị đổi tên (một phần thành Karl-Marx-Allee, phần khác Frankfurter Allee). Từ tên hãng „VEB Elektroapparatewerke J. W. Stalin" chữ Stalin bị gạch bỏ. Hai thành phố lân cận FürstenbergStalinstadt được nhập lại thành thành phố Eisenhüttenstadt.[17]

Khrushchyov vào ngày 14 tháng 10 năm 1964, vì không còn được ủng hộ bởi ủy ban trung ương đảng, bị hạ bệ. Những thất vọng trong chính sách kinh tế, sự tập trung quyền hành vào tay những cá nhân và một loạt những quyết định đối ngoại gây nhiều tranh cãi đã đưa đến việc này. Lên thế ông là Leonid Ilyich Brezhnev giữ chức vụ tổng bí thư của ủy ban trung ương đảng Đảng Cộng sản Liên Xô.

Dưới sự lãnh đạo mới, không còn những chính sách phi Stalin hóa nào được thực hiện nữa, người ta lại dựa theo những nguyên tắc và truyền thống chủ nghĩa Stalin; bởi thế liên quan đến thời đại này người ta cũng dùng chữ Neostalinismus.[18]

Triệu chứng cho thấy thời gian thay đổi từ việc phi Stalin hóa sang hướng đi mới là trường hợp nhà sử gia Alexander Nekritsch. Ông chỉ trích năm 1965 trong cuốn sách 22 tháng 6 năm 1941[19] những thiếu sót của Stalin trước khi Đức xâm lăng Liên Xô, một trong những chỉ trích mà chính Khrushchyov cũng nói tới trong bài nói chuyện kín của mình. Mặc dù diễn tả của Nekritsch được nhiều sự đồng ý, cuốn sách này 1967 được liệt vào danh sách sách cấm. Ngoài ra Nekritsch bị mất chỗ dạy học và nghiên cứu, cho nên năm 1971 ông đã di dân sang Hoa Kỳ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phi_Stalin_hóa http://foreignpolicy.com/2010/12/16/the-third-wave... http://www.1000dokumente.de/?c=dokument_ru&dokumen... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-43367705.htm... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-43367727.htm... http://gulaghistory.org/nps/downloads/gulag-curric... http://gulaghistory.org/nps/onlineexhibit/stalin/ http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpha... //www.worldcat.org/search?fq=x0:jrnl&q=n2:0030-642... https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb15126397x https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb15126397x